1. Van bướm (Butterfly valve) là gì?
Van bướm có tên tiếng Anh là Butterfly valve, là một loại van công nghiệp được sử dụng để điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng trong đường ống. Cách hoạt động của van bướm dựa trên việc mở và đóng cánh bướm xoay để kiểm soát dòng chảy – tương đồng với van bi.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
* Cấu tạo
Thân van được chế tạo từ khối đúc hình kim loại hoặc theo yêu cầu cụ thể của ứng dụng. Với các lỗ gắn bulong và đai ốc tiện lợi, thân van giúp việc lắp đặt dễ dàng. Sử dụng các vật liệu như thép, gang và inox, thân van giúp hệ thống của bạn hoạt động ổn định và an toàn. Đảm bảo hiệu suất với sản phẩm chất lượng từ chúng tôi!
Đĩa van hay là cánh bướm là bộ phận chịu trực tiếp những áp lực của các lưu chất dùng để cho hoặc chặn các chất đi qua van. Đĩa van thường được làm từ các vật liệu bên bỉ như inox, thép, gang, nhựa, đồng được thiết kế chắ chắn với khuôn đúc nguyên khối giúp đĩa có thể làm việc tốt trong nhiều trong môi trường lưu chất như nước, khí hơi, dung dịch, lưu chất ăn mòn. Đĩa van được lắp đặt với trục van giúp van dễ dàng đóng mở có độ dày và to nhỏ khác nhau tùy vào từng hệ thống và lưu chất sử dụng.
Trục van giúp kết nối đĩa van với bộ truyền động là bộ phận trung gian giúp van dễ dàng vận hành đóng mở hệ thống. Trục van thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, inox có độ cứng cao, dài dùng để kết nối phần đĩa van với đầu điều khiển giúp van thực hiện quá trình đóng mở. Trục van là bộ phận chủ chốt kết nối đĩa van và đầu điều khiển với nhau giúp van dễ dàng thực hiện quá trình hoạt động đóng mở.
Gioăng làm kín van bướm hay bộ phận làm kín thường được làm bằng cao su, teflon dùng để giúp các lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài đảm bảo an toàn và vệ sinh cho hệ thống. Gioăng van bướm thường có độ dày lớn được lắp ở quanh thân trong van bướm khi đóng cánh bướm các lưu chất như khí hơi, nước sẽ không bị rò rỉ ra bên ngoài. Có thể dễ dàng thay thế các gioăng van bướm nếu gioăng bị hư hỏng. Ngoài van bướm còn một số loại phụ kiện khác kèm theo như bu lông, ốc vít.
Các bộ phận khác: Ngoài ra, van bướm còn bao gồm các bộ phận như trục, bánh răng định vị và bu lông để đảm bảo hoạt động ổn định và đáng tin cậy.
Cấu trúc chi tiết của van bướm có thể thay đổi dựa trên mục đích sử dụng cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của ứng dụng.
* Nguyên lý hoạt động
Tùy vào bộ truyền động của van bướm là gì mà van sẽ có kiểu điều khiển tương ứng. Đối với van bướm tay gạt chỉ cần gạt tay gạt theo từng góc độ mong muốn để mở van và đóng lại bằng cách quay về trí ban đầu. Đối với van bướm tay quay thì quay vô lăng. Các bộ phận trục và đĩa van sẽ hoạt động theo hướng điều khiển của bộ truyền động.
Van bướm hoạt động dựa theo nguyên lý làm việc đơn giản với mỗi kiểu đầu điều khiển sẽ có kiểu hoạt động đóng mở khác nhau như:
Van bướm cơ là loại van bướm tay gạt và van bướm tay quay đây là 2 loại van có nguyên lý hoạt động đơn giản. Đối với tay gạt chỉ cần gạt tay gạt theo hướng mũi tên mở van lúc này trục van xoay khiến cánh bướm mở. Đối với loại tay quay thì đóng mở nhẹ nhàng hơn, chỉ cần xoay vô lăng theo chiều mở cánh bướm mở và ngược lại van đóng.
Đối với van bướm khí nén sẽ sử dụng bộ điều khiển khí nén để điều khiển van, van bướm điện sẽ sử dụng bộ điều khiển điện.
Van bướm điều khiển khí nén hoạt động phụ đầu khí nén, cấp khí nén vào bộ điều khiển, khí nén sẽ đi vào bên trong tác động lên piston khí van mở và ngược lại xả khí ra van đóng nhờ lực đang hồi lò xo. Xem thêm tại nguyên lý hoạt động Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển điện sử bộ điện có nguồn 24V, 220V để điều khiển hoạt động của van bướm. Bộ điện sau khi được cấp nguồn sẽ khiến mô tơ van hoạt động và khiển cánh mở. Cấp nguồn van mở, ngắt nguồn van đóng hoặc cài đặt công tắc bấm đóng, bấm mở.
3. Phân loại
Để phân loại, ta có thể dựa theo các đặc điểm và tiêu chí như: kiểu kết nối, vật liệu, kiểu truyền động…
* Phân loại theo kiểu kết nối:
Van bướm kết nối mặt bích: Trên thân van có hai mặt bích ở hai bên. Mỗi mặt bích được kết nối với mặt bích của ống thông qua bộ bu lông và ốc vít riêng biệt.
Van bướm kết nối Lug: Trên thân van có các vấu để xuyên qua bu lông. Một bộ bu lông dài sẽ được lắp xuyên qua lỗ trên cả vấu và hai mặt bích để kẹp chặt van vào đường ống.
Van bướm kết nối wafer: Loại này cũng sử dụng bộ bu lông dài tương tự như van kết nối Lug, nhưng thân van không tự định vị mà phụ thuộc vào lực ép từ hai mặt bích của hai đầu ống hai bên. Thân van không có mặt bích hoặc vấu bu lông, chỉ có các cặp lỗ, giúp việc lắp đặt dễ dàng hơn.
Các loại kết nối này được lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng và cách lắp đặt mong muốn.
Phân loại theo vật liệu chế tạo van
Van bướm gang: Đây là loại van phổ biến nhất và được sản xuất hoàn toàn từ gang. Thường được áp dụng trong các dự án liên quan đến cấp nước và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Van bướm thép: Loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ cao, như hệ thống đường dẫn dầu nóng hoặc hơi nóng bão hòa.
Van bướm inox 304, 316 (thép không gỉ): Chúng thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải thô và trong các ứng dụng hóa chất loãng.
Van bướm nhựa: Loại này thích hợp cho các hệ thống đường ống sử dụng trong việc vận chuyển hóa chất. Sự lựa chọn giữa các loại nhựa như PVC, UPVC, PP phụ thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và nhiệt độ cụ thể của ứng dụng.
* Phân loại theo kiểu truyền động
Van bướm tay gạt: Van thường dùng cho hệ thống đường ống có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 250mm, với áp lực trong đường ống nhỏ hơn 16k.
Van bướm tay quay: Van thường dùng cho cho hệ thống đường ống có đường kính danh nghĩa lớn, với áp lực trong đường ống cao.
4. Ứng dụng
Van bướm là một sản phẩm được ứng dụng trong nhiều nghành nghề, lĩnh vực khác nhau bởi van có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ và hiệu quả sử dụng cực kỳ tốt. Van bướm được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh dùng để lắp cho các hệ thống cấp thoát lưu chất khí hơi, nước với nhiệm vụ đóng mở điều tiết lưu lượng của các dòng chất chảy qua hệ thống đường ống. Van bướm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề cũng như lĩnh vực, lắp đặt phù hợp với nhiều hệ thống lớn nhỏ như :
- Ứng dụng van bướm trong hệ thống xử lý nước sạch, nước thải tại các đường ống nhà máy, khu dân cư, trường học, chung cư…
- Ứng dụng van bướm trong xử lý dung dịch, hóa chất môi trường có tính ăn mòn cao như kiềm, axit, muối tại các nhà máy sản xuất hóa chất, xăng dầu, các nhà máy hóa học, phòng thí nghiệm,…
- Ứng dụng van bướm trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm, nước uống, rượu bia, nước giải khát,… và nhiểu các ứng dụng khác có liên quan.
- Ứng dụng van bướm trong các hệ thống PCCC, hệ thống hệ thống thiết bị cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy.
- Ứng dụng van bướm trong các lĩnh vực đóng tàu thuyền, các hệ thống đường ống biển.
- Ứng dụng van bướm cho các hệ thống tự động hóa, các khu công nghiệp công nghệ cao các khu công nghiệp đa hệ thống.
5. Ưu điểm và nhược điểm
* Ưu điểm
- Van bướm là dòng van thông dụng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề hệ thống như trên bởi vì van bướm sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các dòng van công nghiệp khác, đặc biệt các ưu điểm chính như:
- Van bướm được làm từ nhiều chất liệu phù hợp sử dụng với nhiều môi trường các chất liệu cấu tạo van như inox, gang, nhựa, thép khiến quý khách có thêm nhiều sự chọn lựa van cho hệ thống của mình.
- Van bướm có nhiều kích cỡ từ DN50 đến DN500 thậm chí những size cỡ lớn đến DN1000, DN2000 hoặc những size bé như DN15, DN20, DN25, DN32, DN50(dòng van bướm vi sinh) lắp đặt theo nhiều kiểu phù hợp với nhiều hệ thống, thiết bị.
- Bộ điều khiển đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Van bướm có thể lắp đặt và tích hợp nhiều bộ điều khiển đóng mở van như các loại van bướm cơ tay gạt, tay quay hoặc điều khiển tự động bộ điện, bộ khí nén.
- Van bướm thiết kế chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, van có cấu tạo đơn giản với các bộ phận dễ quan sát như thân van cánh bướm, gioăng trục giúp người vận hành dễ dàng sử dụng van. Ngoài ra van bướm còn dễ dàng thay thế các bộ phận hư hỏng của van mà không cần phải thay mới toàn bộ.
- Xuất xứ rõ ràng đa dạng như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu âu. Sản phẩm chính hãng đầy đủ các loại giấy tờ COCQ, bảo hành 12 tháng, giá rẻ hơn các dòng van công nghiệp hiện nay.
* Nhược điểm
- Van bướm hầu như không có nhược điểm, đối với từng hệ thống chỉ cần lắp đặt loại van phù hợp có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên van bướm vẫn tồn tại một số ít nhược điểm sau:
- Đối với các loại van bướm thông dụng thường không có kích cỡ nhỏ dưới DN50(trừ các loại van bướm vi sinh) quý khách hàng nên cân nhắc sử dụng các dòng van bi bởi van có đa dạng kích cỡ từ DN8 - DN50.
- Van bướm không sử dụng được trong các môi trường có nhiệt độ quá cao lên đến 400 độ C hoặc áp suất quá lớn trên 25bar đối với trường hợp này quý khách hàng có sử dụng sang loại van cầu.
- Nếu van bướm không được thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thì độ bền van sẽ bị giảm, tuổi thọ van không cao.
- Chú ý đến gioăng van bướm, đây là phần dễ hư hỏng nhất nếu sử dụng không đúng với môi trường lưu chất.
- Van bướm sử dụng tốt nhất trong môi trường lưu chất nước, dung dịch lỏng nếu sử cho lưu chất khí hơi, hay lưu chất khác cũng được nhưng hiệu quả không tốt như dùng cho nước.