1. Đồng hồ đo nhiệt độ là gì?
Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn có nhiều tên gọi khác như đồng hồ nhiệt, đồng hồ nhiệt độ, nhiệt kế công nghiệp, nhiệt kế thủy ngân công nghiệp là thiết bị dùng để đo và hiển thị nhiệt độ của môi trường cần đo. Đồng hồ nhiệt độ có thể dùng để đo nước nóng, khí, khí nén, hơi nóng… trong các hoạt động công nghiệp hoặc các nhà máy, xí nghiệp.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu đồng hồ nhiệt độ nổi tiếng và chất lượng. Công ty TNHH Công Nghiệp CTMARK VN tự hào là nhà cung cấp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: WIKA, WISE, API, HISCO, FANTINELI, DWYER, BADOTHERM, ANLANTIS, SHM, INSTRUMATE …với giá cả hợp lý và chất lượng tốt đến với Quý Khách hàng.
2. Nguyên lý hoạt động
Đồng hồ đo nhiệt độ lưỡng kim hoạt động với một hệ thống đo lường dưới dạng ống xoắn ốc hoặc xoắn ốc. Hệ thống đo lường bao gồm hai tấm với các hệ số giãn nở khác nhau, được nối không thể tách rời. Biến dạng cơ học của các dải lưỡng kim thành các hình dạng ống dẫn đến chuyển động quay, gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ. Nếu một đầu của hệ thống đo lưỡng kim được kẹp chắc chắn, đầu kia sẽ xoay trục con trỏ. Đồng hồ đo nhiệt độ lưỡng kim có sẵn với phạm vi tỷ lệ -70 ... +600 ° C trong các lớp chính xác 1 và 2 theo EN 13190.
3. Phân loại đồng hồ nhiệt độ
Có rất nhiều cách phân loại đồng hồ nhiệt độ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, Chúng tôi xin gửi tới Quý Khách một vài cách phân loại phổ biến như sau:
3.1. Phân loại theo liệu chế tạo
- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng inox
- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng thép
- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng niken
Trong đó đồng hồ đo nhiệt độ sử dụng vật liệu chế tạo bằng inox là phổ biến nhất và thường được sử dụng nhất.
3.2. Phân loại theo đường kính mặt đồng hồ
Đồng hồ áp được lắp đặt ở rất nhiều vị trí khác nhau, vì thế người ta thiết kế ra nhiều loại đồng hồ có đường kính mặt khác nhau để sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau. Các size phổ biến như:
- Đường kính mặt đồng hồ: 50mm
- Đường kính mặt đồng hồ: 63mm
- Đường kính mặt đồng hồ: 80mm
- Đường kính mặt đồng hồ: 100mm
- Đường kính mặt đồng hồ: 160mm
- Đường kính mặt đồng hồ: 250mm
3.3. Phân loại theo kiểu kết nối và kích thước chân ren kết nối
Trên thực tế hiện nay có 3 kiểu chân kết nối với đồng hồ áp suất được sử dụng nhiều nhất:
- Đồng hồ đo nhiệt độ kiểu chân đứng (Bottom)
- Đồng hồ đo nhiệt độ kiểu chân sau chính tâm (Center back mount)
- Đồng hồ đo nhiệt độ kiểu có dây
- Kích thước que đo nhiệt độ: phi 6mm, phi 8mm, phi 10mm, ...
Các kích thước ren kết nối phổ biến: 1/8” 1/4″, 3/8″, 1/2″, … với các hệ ren tương ứng: NPT, G, BSPP, BSPT, Metric, …
3.4. Phân loại theo thương hiệu
Các thương hiệu sản xuất đồng hồ đo nhiệt độ khác nhau thì sẽ có những tên gọi khác nhau gắn với những thương hiệu đó. Các thương hiệu phổ biến mà Công ty TNHH Công Nghiệp CTMARK VN đang cung cấp ra thị trường:
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu WIKA
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu WISE
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu API
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu HISCO
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu FANTINELI
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu DWYER
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu BADOTHERM
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu ANLANTIS
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu INSTRUMATE
- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu SHM
…
4. Đơn vị của đồng hồ đo nhiệt độ là gì ?
Là một thiết bị đo bất kỳ nào cũng đều có đơn vị sử dụng của nó. Tuy nhiên riêng sản phẩm đo áp suất thì có rất nhiều đơn vị đo và ở mỗi quốc gia, châu lục, vùng lãnh thổ lại sử dụng đơn vị riêng và hoàn. Các đơn bị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- Độ C
- Độ F
- Độ K
5. Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt độ?
Thiết bị đo nhiệt độ nói chung và đồng hồ đo nhiệt độ nói riêng được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến được sử dụng để điều kiển, kiểm soát, theo dõi, đo nhiệt độ trong các lò nhiệt, máy đúc, công nghiệp sản xuất gỗ, công nghiệp giấy, các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, chế tạo linh kiện điện tử …
6. Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ?
6.1. Dải đo hay còn gọi là thang đo
Dải đo của đồng hồ đo nhiệt độ là chỉ số đo lớn nhất mà hệ thống có thể đạt tới.
6.2. Môi chất cần đo?
Các bạn cần xác định môi chất tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ để có thể đo được nhiệt độ như: hơi nóng, dầu, nước,…. Việc biết được môi chất sử dụng trong đường ống giúp chúng ta lựa chọn được vật liệu sử dụng để chế tạo đồng hồ từ đó chúng ta lựa chọn được sản phẩm giúp cho chi phí được tối giản.
6.3. Đường kính mặt đồng hồ
Như đã chia sẻ ở trên thì việc lắp đặt đồng hồ đo nhiệt độ ở các vị trí khác nhau (xa hay gần) với người quan sát cũng là một lưu ý để chúng ta lựa chọn đường kính mặt, kích cỡ mặt. Vì nếu ở xa vị trí người quan sát chúng ta cần phải dùng cái đồng hồ có đường kính lớn giúp việc quan sát được thuận lợi và chính xác.
Việc chọn lựa đường kính mặt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của đồng hồ. Vì thế lựa chọn đường kính mặt phù hợp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm không ít chi phí
6.4. Kiểu kết nối và kích thước chân ren kết nối
Chân kết nối có thể là phần không mấy quan trọng, tuy nhiên nếu không chọn đúng kỹ thuật thì việc lắp đặt sẽ gặp vấn đề gây ra hiện tượng mất thời gian, chậm đưa vào sản xuất
- Kiểu kết nối có thể là ren hoặc một số trường hợp mặt bích
- Size, kích thước của chân ren kết nối
Ngoài ra, đối với trường hợp đặc biệt chúng ta có thể sử dụng thêm phụ kiện chuyển đổi ren để thuận lợi hơn trong quá trình lắp đặt đồng hồ vào hệ thống.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CTMARK VN
Địa chỉ: 119/55A Đường Trung Mỹ Tây 13, Khu phố 2, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@ctmarkvn.com
www.ctmarkvn.com
Hotline: 0962543178