ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT VÀ ỨNG DỤNG

VP: 119/55A Đường TMT 13, Khu phố 2, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Tp. HCM
Hotline: 0962543178
Email: info@ctmarkvn.com
ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT VÀ ỨNG DỤNG
Ngày đăng: 21/06/2022 02:04 PM

1. Đồng hồ đo áp suất là gì?

Đồng hồ đo áp suất là thiết bị được lắp đặt trên đường ống dùng để đo chỉ số áp suất thực của môi chất khí hoặc môi chất lỏng trên đường ống. Sản phẩm này giúp cho chúng ta có thể giám sát sự tăng – giảm áp suất của chất lỏng và chất khí trên đường ống từ đó có thể vận hành – hoạt động hệ thống một cách ổn định, an toàn.

Đồng hồ áp suất còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Dụng cụ đo áp suất, Dụng cụ đo áp lực, đồng hồ áp lực, đồng hồ thủy lực, áp kế …tùy vào thói quen sử dụng mà được gọi với nhiều tên gọi khác nhau.

Tên tiếng anh của sản phẩm đồng hồ áp suất là:  "Pressure gauge"

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu đồng hồ áp suất nổi tiếng và chất lượng. Công ty TNHH Công Nghiệp CTMARK VN tự hào là nhà cung cấp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: WIKA, WISE, API, HISCO, FANTINELI, DWYER, BADOTHERM, ANLANTIS, SHM, …với giá cả hợp lý và chất lượng tốt đến với Quý Khách hàng.

2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên tắc làm việc của đồng hồ đo áp suất dựa trên định luật Hooke, trong đó nói rằng lực cần thiết để giãn nở hoặc nén một lò xo cân theo phương pháp tuyến tính liên quan đến khoảng cách kéo dài hoặc nén. Có áp suất bên trong và áp suất bên ngoài. Vì vậy, khi áp lực tác dụng lên bề mặt của vật, áp suất ở mặt trong càng nhiều vì diện tích áp suất càng nhỏ. Đồng hồ đo áp suất Bourdon được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc này.

Ống bourdon bao gồm một ống có thành mỏng tiết diện hình bầu dục được quấn hình bán nguyệt hoặc xoắn ốc. Ống nở ra khi có áp suất bên trong. Bằng chuyển động sang số, sự mở rộng này được chuyển đổi thành chuyển động quay của một con trỏ đồng tâm được biểu thị trên thang quay số. Giá trị được chỉ ra tỷ lệ với áp suất được áp dụng.

3. Phân loại đồng hồ áp suất

Có rất nhiều cách phân loại đồng hồ áp suất dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, Chúng tôi xin gửi tới Quý Khách một vài cách phân loại phổ biến như sau:

3.1. Phân loại theo liệu chế tạo

- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng inox

- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng thép

- Đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng niken

Trong đó đồng hồ áp suất sử dụng vật liệu chế tạo bằng inox là phổ biến nhất và thường được sử dụng nhất.

3.2. Phân loại theo đường kính mặt đồng hồ

Đồng hồ áp được lắp đặt ở rất nhiều vị trí khác nhau, vì thế người ta thiết kế ra nhiều loại đồng hồ có đường kính mặt khác nhau để sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau. Các size phổ biến như:

- Đường kính mặt đồng hồ: 40mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 50mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 63mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 80mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 100mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 160mm

- Đường kính mặt đồng hồ: 250mm

3.3. Phân loại theo kiểu kết nối và kích thước chân ren kết nối

Trên thực tế hiện nay có 3 kiểu chân kết nối với đồng hồ áp suất được sử dụng nhiều nhất:

- Đồng hồ áp suất kiểu chân đứng (Bottom)

- Đồng hồ áp suất kiểu chân sau chính tâm (Center back mount)

- Đồng hồ áp suất kiểu chân sau lệch tâm (Lower back mount)

Các kích thước ren kết nối phổ biến: 1/8” 1/4″, 3/8″, 1/2″, … với các hệ ren tương ứng: NPT, G, BSPP, BSPT, Metric, …

3.4. Phân loại theo  thương hiệu

Các thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất khác nhau thì sẽ có những tên gọi khác nhau gắn với những thương hiệu đó. Các thương hiệu phổ biến mà Công ty TNHH Công Nghiệp CTMARK VN đang cung cấp ra thị trường:

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu WIKA

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu WISE

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu API

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu HISCO

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu FANTINELI

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu DWYER

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu BADOTHERM

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu ANLANTIS

- Đồng hồ đo áp suất thương hiệu SHM

4. Đơn vị của đồng hồ đo áp suất là gì ?

Là một thiết bị đo bất kỳ nào cũng đều có đơn vị sử dụng của nó. Tuy nhiên riêng sản phẩm đo áp suất thì có rất nhiều đơn vị đo và ở mỗi quốc gia, châu lục, vùng lãnh thổ lại sử dụng đơn vị riêng và hoàn. Các đơn bị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

- Bar

- Mpa ( megapascal )

- Kgf/cm2

- mbar ( milibar )

- kPa ( kilopascal )

- hPa ( hetopascal )

- Pa ( pascal )

5. Ứng dụng đồng hồ đo áp suất?

Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống bao gồm:

- Hệ thống có sử dụng chất lỏng gồm: nước sạch, nước thải, dầu, nhớt, dược phẩm, giải khát,….

- Hệ thống sử dụng khí: gồm khí nén, khí hóa học, khí sạch,….

- Hệ thống hơi nóng như lò hơi, hệ thống sấy….

- Sử dụng cho các nhà máy: dệt, nhuộm, luyện kim, sản xuất linh kiện, máy móc, nhà máy giấy, sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng….

- Sử dụng cho phòng thí nghiệm

- Sử dụng trong trường học, bệnh viện…

- Sử dụng cho hệ thống PCCC, cấp nước sinh hoạt…

6. Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ áp suất?

6.1. Dải đo hay còn gọi là thang đo

Dải đo của đồng hồ đo áp suất là chỉ số đo lớn nhất mà hệ thống có thể đạt tới. Chẳng hạn: Quý khách cần đo khoảng 8 bar, thì quý khách nên lựa chọn thang đo 0 ~ 10bar, hoặc 0 ~ 15bar

Việc lựa chọn chỉ số gần sát với thang đo này giúp quý khách hàng có độ chính xác cao nhất và đảm bảo độ an toàn tốt nhất

6.2.  Môi chất cần đo?

Các bạn cần xác định môi chất tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ để có thể đo được áp suất như: nước, khí nén, hơi nóng, dầu, gas,…. Việc biết được môi chất sử dụng trong đường ống giúp chúng ta lựa chọn được vật liệu sử dụng để chế tạo đồng hồ từ đó chúng ta lựa chọn được sản phẩm giúp cho chi phí được tối giản.

– Nếu chúng ta chỉ sử dụng cho môi trường khí nén, nước thì chúng ta chỉ cần sử dụng vật liệu bằng thép, chân đồng

– Nếu là môi trường hơi nóng – nhiệt độ cao hoặc môi trường có acid thì chúng ta lại nên dùng vật liệu bằng inox, PTFE, …

6.3. Đường kính mặt đồng hồ

Như đã chia sẻ ở trên thì việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất ở các vị trí khác nhau (xa hay gần) với người quan sát cũng là một lưu ý để chúng ta lựa chọn đường kính mặt, kích cỡ mặt. Vì nếu ở xa vị trí người quan sát chúng ta cần phải dùng cái đồng hồ có đường kính lớn giúp việc quan sát được thuận lợi và chính xác. 

Việc chọn lựa đường kính mặt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của đồng hồ. Vì thế lựa chọn đường kính mặt phù hợp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm không ít chi phí

6.4. Kiểu kết nối và kích thước chân ren kết nối

Chân kết nối có thể là phần không mấy quan trọng, tuy nhiên nếu không chọn đúng kỹ thuật thì việc lắp đặt sẽ gặp vấn đề gây ra hiện tượng mất thời gian, chậm đưa vào sản xuất

- Kiểu kết nối có thể là ren hoặc một số trường hợp mặt bích

- Size, kích thước của chân ren kết nối

Ngoài ra, đối với trường hợp đặc biệt chúng ta có thể sử dụng thêm phụ kiện chuyển đổi ren để thuận lợi hơn trong quá trình lắp đặt đồng hồ vào hệ thống.

6.5. Nhiệt độ làm việc

Đây có lẽ là thông số mà không ít người bỏ quên. Thông số này ít quan trọng, vì lưu chất thông thường có nhiệt độ không cao (thường <80 độ C), hầu hết tất cả vật liệu đều chịu được nhiệt độ này.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong trường hợp đặc biệt, nhiệt độ lưu chất cao (>80 độ C), vì việc lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố quyết định hàng đầu

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CTMARK VN

Địa chỉ: 119/55A Đường Trung Mỹ Tây 13, Khu phố 2, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: info@ctmarkvn.com

www.ctmarkvn.com

Hotline: 0962543178

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline